Tầm quan trọng của
mũ bảo hiểm được làm rõ trong việc bảo vệ sự an toàn cho những người tham gia
giao thông bằng phương tiện xe máy. Tuy nhiên, nói về vấn đề an toàn hay không,
còn phải dựa vào cả tiêu chí về độ chất lượng của sản phẩm. Bạn cần đánh giá và
lựa chọn đúng cho mình chiếc mũ bảo hiểm an toàn chống va đập, chống vỡ, chống
xuyên thủng khi ngồi trên xe máy. Vậy như thế nào là một chiếc mũ bảo hiểm an
toàn?
Các tiêu chí lựa chọn một chiếc mũ bảo hiểm an toàn chất lượng
Chọn loại mũ thích hợp
Có ba loại mũ bảo hiểm chính hãng phổ biến trên thị trường hiện nay: loại mũ che nửa đầu, che cả đầu, tai và
mũ che cả hàm. Loại mũ tốt nhất là loại mũ che chắn cả đầu, tai và hàm, đặc biệt
với những người đi xe phân khối lớn hoặc chạy đường dài. Điều cần lưu ý là khi
mua mũ là chiếc mũ đó phải có dán tem tiêu chuẩn ghi rõ địa chỉ nhà sản xuất và
theo tiêu chuẩn Việt Nam.
Xem xét kích cỡ trọng lượng
Người mua cần kiểm
tra xem kích cỡ và trọng lượng của nó, sao cho mũ vừa vặn và để cảm thấy thoải
mái nhất có thể và trọng lượng của nó không quá nặng nề đối với cả đầu. Với thể
trạng người Việt, trọng lượng mũ tốt nhất nên nằm trong khoảng 0.5 đến 1kg.
Người mua cũng
nên để ý chọn mũ có quai đeo điều chỉnh được để đảm bảo thoải mái nhất khi đeo.
Một chiếc mũ với dây đeo lỏng lẻo sẽ có thể bị văng ra khỏi đầu khi va chạm xảy
ra. Dây đeo quá chặt có thể làm khó thở, khó chịu ảnh hưởng đến khả năng điều
khiển xe trên đường.
Kiểm tra bề mặt
bên ngoài của mũ bảo hiểm nên nhẵn, mịn, không có vật nhọn chìa ra ngoài hay
vào trong. Các ốc bên ngoài mũ bảo hiểm không được lồi quá 3mm.
Xem xét lớp đệm
Đây là bộ phận
quan trọng nhất của mũ bảo hiểm. Nhiều người lầm tưởng lớp đệm này càng mềm thì
càng tốt. Nhưng theo lời khuyên của các chuyên gia, lõi xốp của mũ phải cứng, mịn
và không bị lõm khi ấn mạnh ngón tay. Những loại mũ có kính chắn gió thì phải
trong suốt, nhìn rõ và trung thực hình ảnh bên ngoài.
Kiểm tra lớp vỏ mũ bảo hiểm
Lớp vỏ mũ bảo hiểm
bên ngoài phải là composites, sợi thủy tinh hoặc vật liệu tổng hợp có khả năng
hấp thụ lực và tác động lây lan. Nó có thể chống xâm nhập bởi các vật sắc nhọn
và phân tán lực tác động. Để kiểm tra mũ có thể đập nhẹ vào tường để xem độ nẩy
của nón hoặc dùng vật nhọn như chìa khóa hay cây kim đâm vào.
Phía sau lớp vỏ
mũ là một lớp hấp thụ va đập, thường là polystyrene (xốp), để hấp thụ va đập và
làm giảm tối đa lực tác động ảnh hưởng đến đầu. Người mua phải chắc chắn rằng lớp
xốp được bao phủ thoải mái theo định hướng của lớp vải mỏng bên trong. Thêm vào
đó nên mua những loại mũ có thể tháo rời lớp xốp ra được để dễ dàng vệ sinh và
kiểm tra tình trạng của lớp xốp.
Chọn size mũ bảo hiểm
Một chiếc mũ bảo
hiểm sẽ giúp đảm bảo an toàn nhất cho người dùng khi được đội vừa vặn chắc chắn.
Nên chọn và thử trực tiếp tại nơi bán mũ. Người mua hãy đội thử lên đầu, chắc
chắn lần đầu tiên sử dụng sẽ cảm thấy có một chút khó khăn, nhưng quan trọng là
cảm giác dễ chịu. Nguyên tắc khi chọn mũ là không chọn những chiếc mũ quá rộng
hoặc quá chật vì sẽ không phát huy được tác dụng trong việc bảo vệ phần đầu hoặc
có tạo nên sự bức bí vì quá trình lưu thông không khí bị cản trở.
Đến công ty sản xuất mũ bảo hiểm uy tín để mua mũ bảo hiểm chất lượng.
ConversionConversion EmoticonEmoticon